Tủ ATS là gì? Đặc điểm và cách vận hành của tủ điện ATS

27/04/2021

Hệ thống tủ ats vai trò quan trọng, đảm bảo nguồn điện liên tục khi có bất kỳ sự cố mất điện nào xảy ra từ lưới điện. Các bộ tủ ats hiện nay, được tích hợp những module hiện đại, tự động điều chỉnh và hoạt động mà không cần sự vận hành trực tiếp của nhân viên kỹ thuật, có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng vận hành và bảo dưỡng.

Khái niệm ATS và tủ ATS là gì?

ATS viết tắt từ Automatic Transfer Switches được dịch là Chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng khi nguồn điện chính bị mất. Hệ thống tủ ATS đảm nhiệm chức năng chuyển đổi nguồn điện tự động khi điện lưới mất và ngược lại, với mục đích chính là đảm bảo sự ổn định và liên tục cho hệ thống điện trong doanh nghiệp.

 

Tủ ATS

Tủ ATS

Quy trình vận hành của tủ ATS là gì?

Hệ thống ATS được sử dụng để đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp điện.

Quy trình hoạt động của hệ thống tủ Ats như sau:

Nhiệm vụ của ATS khi hệ thống điện đang hoạt động khi có sự cố xảy ra ( mất nguồn, quá áp. mất pha ) trên nguồn điện lưới:

- Bước 1: Ngắt cung cấp nguồn điện lưới cho phụ tải.

- Bước 2: Bắt đầu kích hoạt hệ thống phát điện dự phòng.

- Bước 3: Tính thời gian chuẩn xác để đóng nguồn điện được cấp từ máy vào từng khu phụ tải một cách tuần tự. 

- Bước 4: Duy trì độ ổn định của hoạt động máy phát điện. 

- Bước 5: Nhiệm vụ hệ thống ATS khi có điện trong nguồn điện lưới trở lại trong tình trạng ổn định, là Ngắt nguồn cung cấp điện từ máy phát khỏi phụ tải.

- Bước 6: Đóng nguồn điện từ điện lưới vào tải.

- Bước 7: Điều khiển dừng máy phát điện sau một thời gian vận hành chạy không tải.

 

Quy trình vận hành của tủ điện ATS

Quy trình vận hành của tủ điện ATS

Cách sử dụng tủ điện ATS hiệu quả tối đa

Các yếu tố bạn cần chú ý khi sử dụng tủ ATS :

Trung tâm tải + đổ vỏ AC của tủ ATS

Trong thời gian ngừng hoạt động các trung tâm tải tinh vi mới sẽ luôn cung cấp năng lượng cho 16 mạch thiết yếu 

Hai trong số các mạch có thể được kết nối với điều hòa không khí trung tâm, cho phép khởi không đồng thời.

Ngắt kết nối dịch vụ + A/C Sharing

Ngắt kết nối dịch vụ + AC Shipping tùy chọn sẽ tốt hơn là sử dụng công tắc ngắt kết nối dịch vụ để cấp nguồn cho toàn bộ bảng điều khiển và khóa một số thiết bị có nhu cầu cao để thay thế.

Nếu hệ thống không có đủ nước trái cây, việc ngắt kết nối dịch vụ sẽ khóa tối đa bốn tải HVAC riêng lẻ, ngăn không cho chúng khởi động.

Mô-đun quản lý của tủ ATS

Ngoài tính năng đổ A/C tích hợp, bạn có thể cài đặt Mô-đun quản lý năng lượng hoặc Quản lý thông minh (PMM) (SMM) sẽ quản lý tối đa 8 tải bổ sung theo chu kỳ, do đó bạn sẽ không  phải lo lắng về những mức cao hơn đó thiết bị điện áp vấp hệ thống.

Ưu và nhược điểm của tủ điện ATS

- Đối với các ứng dụng chuyển đổi 1 nguồn chính (điện lưới) – máy phát điện diesel dự phòng thường dùng các bộ tủ ATS tích hợp (tích hợp 2 contactor trong cùng một thân và có liên động cơ điện), các nhà cung cấp thông thường sẽ có cả bộ điều khiển ATS chuyên dụng. Các sản phẩm này hiện đang thịnh hành trên thị trường Việt Nam là của các nhà sản xuất ( Pesco/ Hàn quốc. Ý, Socomec/Pháp,….).

 

  • Ưu điểm chính: cấu tạo tủ gọn nhẹ dễ dàng sử dụng, được tích hợp sẵn các chức năng (khởi động máy phát...), giá thành tốt trên thị trường.
  • Nhược điểm: Tủ điện không áp dụng được trong các trường hợp phức tạp như có 2 nguồn lưới 1 nguồn dự phòng... thường được sử dụng cho ứng dụng có dòng tối đa đến khoảng 1600-3200A. Dòng cắt ngắn mạch chịu đựng  thường không cao.

 

- Đối với các ứng dụng lớn, phức tạp có 2 hoặc nhiều hơn nguồn lưới + Nguồn dự phòng, phương án tối ưu là sử dụng MCCB & ACB có động cơ đóng cắt + bộ điều khiển tủ ATS của các hãng. Rộng rãi nhất trên thị trường việt nam là sản phẩm của các nhà sản xuất như: ABB, Merlin Gerin, Siemens…, các MCCB & ACB được nối liên động điện cơ cùng với nhau để thực hiện chức năng chuyển mạch tự động.

 

  • Ưu điểm: Khả năng tủ điện tùy biến cao, tùy chỉnh được nhiều chế độ hoạt động, thông số kỹ thuật cao... đơn giản và dễ dàng thay thế khi gặp sự cố và bảo dưỡng (đối với loại withdrawable). Kết nối thuận tiện với các hệ thống quản lý cấp cao hơn.
  • Nhược điểm: Giá thành khá cao, tốn diện tích, chỉ thích hợp với những ứng dụng có yêu cầu cao.

Ứng dụng của tủ điện ATS trong đời sống

Thông thường tủ điện ATS được sử dụng ở các trung tâm thương mại, chung cư, văn phòng, bệnh viện, sân bay, hay ở các khu công nghiệp như nhà máy, nhà xưởng công nghiệp ... Nơi mà các phụ tải yêu cầu phải cấp điện liên tục, độ tin cậy cung cấp điện cao. Tủ ATS cũng được dùng trong điện dân dụng hay điện công nghiệp, những nơi hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.

 

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Chia sẻ bài viết :
Download App