Điện trở cách điện là gì? 5 kỹ thuật cần biết khi kiêm tra điện trở cách điện

27/11/2022

Giá trị của điện trở cách điện giúp bạn xác định được mức độ an toàn của các máy móc này. Trong quá trình đo để thu được kết quả chính xác nhất, bạn cần phải nắm vững các kỹ thuật cần thiết trong việc đo điện trở cách điện. Vậy những kỹ thuật đó là gì? Bài viết 5 kỹ thuật cần biết khi kiểm tra điện trở cách điện dưới đây sẽ cho bạn biết. 

Điện trở cách điện là gì?

Điện trở cách điện được hiểu đơn giản là giá trị dùng để xác định khả năng cách điện và mức độ an toàn của thiết bị. Giá trị của điện trở cách điện được tạo thành từ 2 chân của điện trở và lớp vỏ cách điện, điện trở của mỗi thiết bị sẽ khác nhau. 

Điện trở cách điện là gì

5 kỹ thuật cần biết khi kiêm tra điện trở cách điện

Nắm vững các kỹ thuật đo điện trở cách điện không chỉ giúp bạn đo được kết quả chính xác mà còn đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình đo. Ngoài ra, đây cũng là những điều cơ bản mà một kỹ thuật viên cần biết để có thể phục vụ cho công việc của mình được tốt nhất. 

Ngắt nguồn khỏi mạch chứa điện 

Để đảm bảo an toàn và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra thì đầu tiên bạn cần phải ngắt nguồn điện ra khỏi mạch chứa điện. Bạn có thể thực hiện bằng cách tháo pin với các thiết bị di động và rút dây cắm khỏi ổ điện với các thiết bị khác. 

Sau khi rút khỏi nguồn điện, bạn không nên tiến hành ngay bước tiếp theo mà phải đợi 5-10 phút. Bởi vì một số thiết bị khi nguồn điện đã được ngắt thì vẫn còn điện áp được sạc và mức điện áp này cũng có thể gây nguy hiểm cho bạn. 

Cách ly điện trở khỏi mạch 

Trong quá trình đo điện trở nếu 2 đầu điện trở vẫn còn kết nối với mạch có thể dẫn đến kết quả đo không chính xác vì một phần của mạch cũng sẽ được đo. Vì vậy, bạn nên ngắt một đầu của điện trở ra khỏi mạch rồi mới tiến hành bước tiếp theo. 

Đối với điện trở đã được hàn cố định vào mạch thì bạn có thể làm chảy chì hàn bằng mỏ hàn điện tử. Sau đó, bạn sử dụng nhíp gắp linh kiện để lấy điện trở ra khỏi mối nối và tiến hành kiểm tra điện trở như bình thường. 

Kiểm tra điện trở 

Sau khi đã tách điện trở ra khỏi mạch, bạn tiến hành kiểm tra thiết bị này để xem hiện trạng của điện trở có đang hoạt động tốt hay không. Nếu điện trở có dấu hiệu chuyển sang màu đồng thau hoặc màu đen có thể thiết bị này đã bị chết do quá dòng. 

Trong trường hợp này, bạn cần thay điện trở mới để đảm bảo thiết bị hoạt động được tốt nhất. Còn nếu điện trở không bị chuyển màu chứng tỏ điện trở này đang hoạt động bình thường và bạn có thể tiếp tục sử dụng. 

Đo và xác định giá trị thực của điện trở 

Trước khi tiến hành đo điện trở, bạn cần đọc kỹ giá trị được in trên điện trở để hiểu những thông số này. Tiếp đến, bạn sử dụng đồng hồ vạn năng rồi nối 2 đầu của đồng hồ vào 2 chân của điện trở và tiếp hành đo. Do điện trở không có cực nên bạn có thể gắn đầu của đồng hồ vào bất kỳ chân nào của điện trở. 

Khi đo xong thì kết quả sẽ được hiển thị trên đồng hồ vạn năng. Bạn đọc giá trị này và so sánh với giá trị được in trên điện trở xem có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Đặc biệt, bạn phải chú ý tính dung sai của điện trở. Dung sai của điện trở sẽ cho bạn biết được giá trị được in trên điện trở có thể thay đổi bao nhiêu %. 

>> Tham khảo: Chập điện là gì? Nguyên nhân dẫn đến chập điện

Gắn lại điện trở để cho kết quả chính xác nhất 

Bạn tiến hành gắn điện trở lại mạch với các điện trở có giá trị nằm trong phạm vi cho phép hay còn gọi là điện trở sống. Còn đối với các điện trở không đủ điều kiện thì bạn nên thay mới. 

Đối với điện trở được gắn với mạch bằng mối hàn thì bạn có thể sử dụng mỏ hàn làm nóng chảy chì hàn rồi dùng nhíp gắp điện trở về vị trí cũ. Trường hợp còn lại, bạn chỉ cần dùng tay ấn nó trở về vị trí ban đầu. 

Nên lưu ý khi đo điện trở cách điện

Những lưu ý khi đo điện trở cách điện 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiến hành đo điện trở cách điện, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây: 

  • Ngắt kết nối hoàn toàn thiết bị với nguồn điện và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như găng tay cách điện, ủng cách điện và các thiết bị cần thiết khác. 

  • Kiểm tra số lượng và chất lượng của các thiết bị cần đo. 

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thiết bị cần đo để đo được kết quả chính xác nhất. 

  • Có kiến thức và kỹ năng về việc đo điện trở cách điện. 

Qua bài viết 5 kỹ thuật cần biết khi kiểm tra điện trở cách điện trên đây, Cơ điện Trần Phú đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về điện trở cách điện giúp bạn đo được kết quả chính xác nhất. Nếu muốn tìm kiếm thêm những thông tin khác, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo trên trang web của Cơ điện Trần Phú nhé. Còn nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị điện hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau: 

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội

Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương

Hotline: 0898.41.41.41

Email: contact@tranphu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam

 

Chia sẻ bài viết :
Download App