Vai trò của cáp đồng trục trong việc truyền tín hiệu

10/09/2020

Cấu tạo chính của cáp đồng trục hiện nay?

Cấu tạo chính của cáp đồng trục

Cáp đồng trục là loại cáp điện cấu thành từ một lõi dẫn điện được bao bọc lại bằng một lớp điện môi không dẫn điện, xung quanh lõi cáp có quấn một lớp kim loại, phía ngoài cùng có vỏ bọc cách điện. Nhà toán học và kỹ sư người Anh Oliver Heaviside phát minh nên cáp đồng trục này, được cấp bằng sáng chế được cấp năm 1880. Từ đó cáp đồng trục được phổ biến trong các lĩnh vực an ninh, truyền hình và Internet.

Cáp đồng trục được chia làm 4 phần cơ bản

- Dây dẫn trung tâm làm bằng sợi đồng đặc hoặc có nhiều sợi nhỏ liên kết lại tạo thành sợi duy nhất

- Dây dẫn bọc ở ngoài dây dẫn của lõi trung tâm được cấu thành dạng lưới bằng kim loại nhằm giúp ngăn nhiễu điện từ cho lõi trung tâm

- Lớp cách điện nằm ở giữa hai loại dây dẫn trên để cách ly hai lớp này.

- Ở phía ngoài là lớp bọc nhựa PVC để tránh những tác động của môi trường.


Vai trò của cáp đồng trục với việc truyền tín hiệu

Cáp đồng trục dùng làm đường truyền cho tín hiệu vô tuyến phổ biến nhất. Ở hiện tại chúng ta có thể thấy cáp đồng trục vẫn được sử dụng nhiều trong việc làm cáp truyền hình. Cáp đồng trục còn là vật truyền cấp giữa các thiết bị thu phát sóng vô tuyến và ăng-ten, đồng thời truyền dẫn cả các kết nối mạng máy tính.

 

Camera được sử dụng bằng cáp đồng trục

Với ưu điểm nổi bật của cáp đồng trục, hiện nay nó được sử dụng rộng rãi trên thị trường ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhất là trong ứng dụng công nghệ truyền hình cáp, cáp đồng trục càng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời cáp đồng trục còn được ứng dụng rộng rãi trong mạng truyền thông liên lạc, ứng dụng trong hệ thống CCTV, hệ thống camera quan sát, truyền phát thanh thương mại. Cáp đồng trục còn thích hợp cho việc sử dụng cho công nghệ analog và công nghệ kỹ thuật số.

Phân loại các dây cáp đồng trục phổ biến hiện nay

Phân loại các mẫu cáp đồng trục thông dụng

Cáp đồng trục RG-59

Cáp đồng trục RG 59

 Là loại cáp mỏng nhất, giá thành rẻ, có khả năng chống nhiễu thấp nhất. Cáp RG-59 thường đi khoảng cách ngắn dưới 150m. Được sử dụng nhiều trong các hộ gia đình, công trinh dân dụng và lắp camera giá rẻ.

Cáp đồng trục RG-6


Cáp đồng trục RG 6

Đây là loại cáp sở hữu độ dày vừa đủ, khả năng chống nhiễu và chống chọi được môi trường khắc nghiệt tốt. Loại cáp RG 59 được sử dụng cho nhiều mục đích như đi ngoài trời, đi âm trần hoặc trong nhà. Loại dây này có giá thành khá cao. RG 59 chủ yếu dùng nhiều cho công trình văn phòng, building, tòa nhà, dự án. Khoảng cách tối đa của RG-59 là 300-400m.

Cáp đồng trục RG-11

Cáp đồng trục RG 11

RG 11 là loại cáp đắt tiền, cáp đồng trục này có khả năng chống nhiễu và chống chịu tác động ngoại lực cao. RG 11 chuyên dùng để lắp ngoài trời, đi âm tường, âm trần cho các dự án có giá trị lớn. Loại cáp này có tuổi thọ rất cao. Khoảng cách tối đa cho RG 11 là 500-600m.

Phân loại cáp đồng trục theo từng tiêu chí

Tùy vào những nhu cầu khác nhau mà ta phân loại cáp đồng trục với các tiêu chí như:

Dựa theo kích thước của cáp:

+ Dây cáp mỏng: Là loại cáp có đường kính vào khoảng 0.25 inch. Loại dây cáp này có tính nhẹ dẻo và dai, giá thành rẻ và rất dễ thi công lắp đặt. Dây cáp này có khả năng truyền tín hiệu tốt nhất vào  khoảng cách 185m.

+ Dây cáp dày: Loại dây cáp này có đường kính lớn gấp đôi cáp mỏng với đường kính lên tới khoảng 0.5 inch. Dây cáp dày cứng, khó thi công nhưng bù lại khả năng truyền tín hiệu rất xa, có thể lên đến 500m.

 

Theo lớp vỏ bọc chống nhiễu:

+ Cáp đồng trục có vỏ bọc: đây là loại cáp có vỏ bọc kim loại giúp tăng khả năng chống nhiễu. Đặc điểm của loại cáp đồng trục có vỏ bọc này là: có khả năng truyền dẫn tộc độ xa với khoảng 500 Mbps trong lý thuyết, còn trên thưc tế, cáp đồng trục có khả năng truyền khoảng 155Mbps với tổng chiều dài khoảng 100m với tốc độ phổ thông thường thấy nhất là khoảng 16Mbps. Chính vì loại cáp đồng trục có vỏ bọc chống nhiễu nên đòi hỏi trong quá trình lắp đặt cần phải có kinh nghiệm mới có thể setup được tốt nhất.

+ Cáp đồng trục không có vỏ bọc: Loại cáp đồng trục này được sử dụng nhiều ở các công trình hay các địa điểm không bị ảnh hưởng bởi điện trường do có tính năng chống nhiễu. Loại dây cáp này có chi phí thấp hơn so với loại có vỏ chống nhiễu cùng loại.

Bên cạnh đó dây cáp đồng trục còn được phân loại với các tiêu chí khác như: lớp dầu chống ẩm có hoặc không, hệ thống camera có kèm các loại dây cáp đồng trục,…

Những ưu nhược điểm của cáp đồng trục

Nắm rõ ưu và nhược điểm của cáp đồng trục sẽ giúp chúng ta nắm bắt và chọn lựa các dây cáp đồng trục tốt nhất và phù hợp nhất với nhu cầu. Ngoài ra điều này còn ảnh hưởng đến cách chọn hệ thống camera analog sao cho phù hợp.


Ưu điểm của cáp đồng trục

- Truyền tải tín hiệu xa đảm bảo tốt được chất lượng tín hiệu video, âm thanh, hình ảnh cực tốt.

- Dây có thể đi chung với các loại dây điện có từ trường và các vật liệu bằng kim loại. Ví dụ: Ống nước PCCC, máng điện...

Nhược điểm của cáp đồng trục

- Thiết kế của dây cáp đồng trục có nhiều lớp chống nhiễu làm tăng thêm  độ dày và giá thành.

- Bên cạnh đó cáp đồng trục sẽ khó thi công hơn so với các loại dây tín hiệu khác.

Trên đây là một số lưu ý khi chọn mua cáp đồng trục hiệu quả mà Trần Phú Cable chia sẽ đến các bạn. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm dây và cáp điện duy nhất trong nước được nhận giải thưởng "Thiên niên kỷ mới", giải thưởng Châu Âu về chất lượng năm 2006 được trao tại Paris (Pháp). Cơ điện Trần Phú là doanh nghiệp duy nhất tại miền Bắc trong ngành sản xuất dây cáp điện đạt chứng nhận thương hiệu quốc gia (VietNam Value) nhiều năm liên tiếp, cùng các giải thưởng dnah giá như: 11 năm liền đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao (2009- 2020).

Chia sẻ bài viết :
Download App