Thông số kỹ thuật và cách lắp đặt tủ điện công nghiệp đúng nhu cầu

22/03/2021

Tủ điện công nghiệp là tổ hợp chứa rất nhiều thiết bị điện như là: contactor, rơ le điện, dây dẫn,  bảng mạch điện, aptomat và rất nhiều các thiết bị điện khác. Tủ điện công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong công nghiệp cũng như gia đình bởi đảm nhiệm chức năng quan trọng là chứa đựng thiết bị và điều khiển cả hệ thống vận hành.

Thông số kỹ thuật của từng tủ điện công nghiệp

Tủ phân phối hạ thế:

Khung tủ được chế tạo từ thép tấm có lớp sơn tĩnh điện dày 2mm – 3mm đạt tiêu chuẩn: IP43 – IP55.

Tiêu chuẩn: IEC 60439-1

Dòng điện định mức: 0,4kA – 50Hz

Dòng điện được sử dụng tối thiểu và tối đa: 100A – 6300A

Tủ điện ATS

Tủ điện ATS

Tủ điện ATS

 

Tủ điện ATS được sử dụng đi kèm với máy phát điện, có 2 chế độ điều khiển: auto hoặc manual, sẽ tự động gửi tín hiệu đi khởi động máy phát khi hệ thống điện lưới gặp bất kỳ sự cố nào.

Tủ điện trung thế

Tủ điện trung thế

Tủ điện trung thế

 

Dòng định mức: 200 -> 2500 A

Hiệu điện thế định mức : 7.2, 12, 24, 36 kV

Dòng đoản mạch: tối thiểu 20kA, tối đa 40kA

Tiêu chuẩn: IEC 60649 , IEC 62271, IEC 60265-1 , IEC 60255

Tủ điện bù công suất phản kháng:

Tủ có 2 chế độ điều khiển: Automatic và Manual

Vỏ tủ được chế tạo theo tiêu chuẩn với tấm thép tĩnh điện, được gia công với cấp bảo vệ IP 43 – IP 55 để có khả năng chống nước và chống bụi.

Tủ điện điều khiển chiếu sáng

Tủ điện chiếu sáng

Tủ điện chiếu sáng

 

Tủ điện điều khiển chiếu sáng được dùng vào các hệ thống như: hệ thống đèn chiếu sáng cho công viên, các khu vực chiếu sáng cho tòa nhà,…Tùy theo từng thời gian cụ thể mà người dùng chọn các chế độ làm việc khác nhau cho tủ như: tắt 1/3 số đèn, tắt 2/3 số đèn và tắt tất cả.

Tủ điều khiển động cơ

Tủ điện điều khiển động cơ

Tủ điện điều khiển động cơ

 

Tủ điều khiển động cơ có thể được thiết kế với nhiều chế độ khởi động khác nhau tùy vào nhu cầu khách hàng yêu cầu mà sẽ có thiết kế phù hợp.

Thiết kế tủ điện công nghiệp

Nên chọn tủ điện công nghiệp kích thước bao nhiêu?

Trong công nghiệp và trong sinh hoạt chúng ta đều có nhu cầu sử dụng tủ điện công nghiệp. Tùy thuộc vào từng loại tủ điện, chức năng, công suất và kích thước khác nhau mà chúng ta có thể hiểu, kết nối, lắp đặt tủ điện công nghiệp một cách chính xác. Ngoài ra, chúng ta còn dựa trên công suất của hệ thống, số thiết bị, nhu cầu mong muốn, cũng như diện tích không gian mà lựa chọn kích thước tủ phù hợp.

Lựa chọn bản vẽ thiết kế chuẩn để chọn thiết bị phù hợp

Đây là công đoạn rất quan trọng bởi nếu chúng ta chọn sai thiết bị so với bản vẽ thiết kế, việc kết nối sẽ không hợp lệ. Khi lắp đặt một tủ phân phối chúng ta cần xác định số lượng tải, số lượng chi nhánh để phân phối, từ đó mới tính được các giá trị của thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ và dây điện, nên cân bằng hợp lý giữa các vấn đề chất lượng và chi phí.

Lắp đặt tủ điện công nghiệp phù hợp nhu cầu

Bố trí thiết bị trên tủ điện công nghiệp

Bố trí thiết bị trên tủ điện công nghiệp là bước quan trọng trong quá trình chọn và lắp đặt tủ điện công nghiệp. Khi thiết kế cần nghiên cứu sơ đồ mạch điện cẩn thận, lên danh sách chi tiết đầy đủ của từng thiết bị trong sơ đồ nguyên lý để xác lập bản vẽ bố trí thiết bị. Trên bản vẽ bố trí thiết bị cần có những thông tin như: hình ảnh của tủ điện, sắp xếp thiết bị, hệ thống dây điện, nguyên tắc hoạt động …

Gia công và lắp đặt vỏ tủ điện công nghiệp

Việc xử lý hoàn thành lớp phủ bề mặt của vỏ tủ điện công nghiệp cũng không kém phần quan trọng là bước ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của toàn bộ sản phẩm. Thường thì vỏ tủ sẽ được mua về từ những nhà sản xuất uy tín và kích thước cũng có sẵn trong catalog. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phải đặt sản xuất theo yêu cầu thực tế.

Sơ đồ tủ điện công nghiệp

Sơ đồ tủ điện công nghiệp rất quan trọng bởi không có sơ đồ thì việc đấu nối thiết bị cũng không thể thực hiện được. Sơ đồ tủ điện công nghiệp cần đảm bảo. hệ thống điện hoạt động chính xác, an toàn vừa thể hiện được độ thẩm mỹ của tủ điện.

so do tu dien cong nghiep

 

Tủ điện công nghiệp được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và phải đảm bảo các tiêu chí cao về độ bền bỉ, độ ổn định, liên tục và chính xác trong thời gian dài dưới các môi trường làm việc khác nhau (như ngoài trời, trong các xưởng sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp, thương mại,….). Với các thông tin cung cấp ở trên, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hàng ngày. 

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Chia sẻ bài viết :
Download App