Một số vấn đề liên quan đến việc đấu nhầm dây nóng lạnh

06/09/2022

Dây nóng, dây lạnh là gì? Đấu nhầm dây nóng lạnh có gây ra hậu quả nghiêm trọng gì không? Và cách sửa chữa như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi trên thì đừng nên bỏ qua bài viết sau đây của cơ điện Trần Phú. 

Tìm hiểu về dây nóng, dây lạnh

Để hiểu rõ hơn về vấn đề đấu nhầm dây nóng lạnh thì bạn cần phải hiểu chúng là loại dây như thế nào, ký hiệu ra sao, có màu sắc gì? Cụ thể là:

1. Khái niệm về dây nóng, dây lạnh

Dòng điện xoay chiều 220V là dòng điện được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Dòng điện này có 2 cực là cực âm và cực dương hay gọi cách khác là dây nóng và dây lạnh. Trong đó, dây nóng có một cái tên khác là dây pha. Dây này mang dòng điện xoay chiều nghĩa là nó luôn luôn có dòng điện và chiều của dòng điện thay đổi theo thời gian. Hiệu điện thế của dây nóng sẽ có sự biến đổi theo tiêu chuẩn của từng quốc gia.

Dây lạnh còn được biết đến là dây trung tính hay dây lạnh của nguồn điện. Dây lạnh có nhiệm vụ là làm kín mạch dòng điện 1 pha và giúp cân pha trong nguồn điện 3 pha. Bên cạnh đó, dây lạnh không có điện và được nối đất tại nhà máy điện nên nó có cùng hiệu điện thế với đất, nghĩa là bằng 0. Đồng thời, dây lạnh không gây ra giật điện như dây nóng. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với dây lạnh và hãy coi chúng như dây nóng. Nếu để dây lạnh chạm xuống đất có thể dẫn tới giật điện do việc truyền tải không cân pha. Cụ thể lúc này điện áp trên dây lạnh bằng 5% điện áp trên dây nóng và gây ra giật điện.

 

Dây nóng lạnh cần phân biệt rõ ràng

2. Dây nóng, dây lạnh có ký hiệu là gì?

Ký hiệu của dây nóng là chữ P hoặc L. Đây loại dây luôn có điện và chiều của dòng điện thay đổi theo thời gian. Còn ký hiệu của dây lạnh là chữ N. Dây nóng thì không có điện và được nối đất.

3. Màu của dây nóng, dây lạnh

Màu sắc của từng loại dây sẽ có ý nghĩa và mục đích sử dụng riêng. Ở Việt Nam, màu của dây điện đang sử dụng tuân theo tiêu chuẩn IEC phiên bản trước năm 2006. Cụ thể, dây nóng và dây lạnh sẽ có màu như sau:

  • Dòng điện 1 pha: Dây nóng có màu đỏ, dây trung tính có màu đen, xanh hoặc trắng,...

  • Dòng điện 3 pha: Pha 1 màu đỏ, pha 2 màu trắng hoặc vàng, dòng điện trung tính màu đen và dây nối đất (PE) có màu xanh lá sọc vàng.

Đấu nhầm dây nóng lạnh có sao không?

Đấu nhầm dây nóng lạnh có sao không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Khi bạn đấu nhầm dây nóng lạnh có thể gây ra tình trạng nhà bạn bị mất điện hoàn toàn hoặc 1 phần. Nếu bạn đấu nhầm 2 dây nóng với nhau thì sẽ luôn có điện dù bạn có tắt hay bật công tắc. Hoặc luôn có điện nhưng ở trạng thái sáng mờ mờ, không rõ ràng. Còn nếu bạn đấu nhầm 2 dây lạnh thì chắc chắn nhà bạn sẽ không có điện.

Cách sửa chữa điện khi đấu nhầm 2 dây nóng

Để sửa chữa điện khi 2 dây đều là dây nóng thì từ chỗ bị đứt dây trung tính, bạn hãy tìm ngược về nơi cấp điện cho nó. Nơi cấp điện có thể là CB khác, hộp nối,.... Nếu tại vị trí đó, khi dùng bút thử điện kiểm tra bạn thấy 1 dây làm bút sáng, 1 dây không làm bút sáng thì bạn đã tìm thấy chỗ đứt dây trung tính. Việc bạn cần làm bây giờ đó là nối dây lạnh lại cho việc sửa chữa đã hoàn thành.

 

Cách để tránh nhầm lẫn khi đấu dây nóng và dây lạnh?

Mặc dù đúng là có cách khắc phục vấn đề khi đấu nhầm dây nóng lạnh nhưng tốt nhất vẫn là nên tránh nhầm lẫn. Mà để không bị nhầm lẫn thì cách duy nhất đó là phân biệt dây nóng và dây lạnh trước khi bắt đầu đấu dây. Dưới đây là những cách phổ biến thường dùng để phân biệt 2 loại dây này.

>> Tham khảo: Dây cáp điện 1x10 có giá bán bao nhiêu và tính năng

Cách 1: Dựa vào màu sắc của dây

Cách đơn giản nhất để phân biệt dây nóng và dây lạnh đó là nhìn vào màu sắc của chúng. Như đã đề cập ở trên, ở dòng điện 1 pha dây nóng có màu đỏ còn dây lạnh có màu đen, xanh hoặc trắng. 

Còn ở dòng điện 3 pha thì pha 1 màu đỏ, pha 2 màu trắng hoặc vàng, dòng điện trung tính màu đen và dây nối đất (PE) có màu xanh lá sọc vàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn vào ký hiệu của dây để phân biệt dây nóng và dây lạnh.

Cách 2: Sử dụng bút thử điện

Nhận biết dây nóng, dây lạnh bằng bút thử điện là cách được nhiều thợ điện dùng. Cách này có tính chuẩn xác cao và đảm bảo an toàn cho người thợ điện. Đối với dây nóng, khi thử thì bút thử điện sẽ sáng do đây là dây luôn luôn có điện. Còn trong trường hợp thử dây lạnh thì bút thử điện sẽ không sáng bởi đây là dây không có điện. 

Bài viết trên là đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề đấu nhầm dây nóng lạnh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chủ đề này. Nếu còn thắc mắc hay có nhu cầu mua dây, cáp áp điện thì hãy liên hệ ngay với Cơ điện Trần Phú qua hotline 0898.41.41.41 để được tư vấn nhé.

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Chia sẻ bài viết :
Download App