Điện áp định mức là gì? Tại sao cần quan tâm đến điện áp định mức?

28/12/2022

Mọi trang thiết bị, hệ thống đường dây hay bất cứ vật được kết nối và sử dụng điện thì đều có điện áp định mức. Vậy điện áp định mức là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà bạn lo lắng và tự hỏi rất nhiều. Qua bài viết này, Cơ Điện Trần Phú rất vui khi được chia sẻ thêm các thông tin để giúp bạn có thêm kiến thức về an toàn khi sử dụng điện.

Điện áp định mức là gì?

Điện áp định mức còn được gọi là điện áp định danh và hay được sử dụng với các ký hiệu là Uđm hoặc Udđ. Đây là trị số quan trọng và là cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị cùng giá thành của lưới điện.

Như vậy, nói nôm na dễ hiểu thì điện áp định mức như là một hình thức để đưa ra yêu cầu cho người sử dụng một mức điện áp hợp lý đối với một thiết bị bất kỳ. Việc này là để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng các sản phẩm sử dụng điện. 

Điện áp định mức

Các loại điện áp

Có 2 loại điện áp, cụ thể như sau:

  • Điện áp dây: là loại điện áp giữa 2 dây pha

  • Điện áp pha: là điện áp giữa dây pha và dây trung tính hoặc với dây tiếp đất. 

Điện áp danh định là điện áp dây. Còn điện áp pha chỉ được sử dụng ở lưới điện hạ áp.

Đặc điểm của điện áp định mức

Điện áp định mức là một thông số quan trọng, không thể thiếu khi thông báo để người dùng biết rằng điện mức giới hạn đối với từng thiết bị khác nhau. Để kéo dài tuổi thọ của các dụng cụ sử dụng điện, bạn nên sử dụng ở mức điện áp định mức thích hợp cho từng thiết bị. Qua đó, khi bạn vận hành sẽ trơn tru và không bị các yếu tố xung quanh làm ảnh hưởng quá nhiều. 

Có nhiều người thắc mắc nếu sử dụng quá số điện áp định mức thì sao? Một vài thiết bị vẫn có thể chạy bình thường nhưng chúng sẽ nhanh hư hoặc giảm tốc độ và chất lượng của máy. 

Ở mỗi cấp điện áp có thể tải được lượng công suất nhất định và hoạt động tốt trong khoảng cách nhất định. Điện áp định mức của máy biến áp, thiết bị phân phối điện và dụng cụ sử dụng điện có giá trị bằng hoặc gần bằng điện áp danh định của lưới điện đó. Do đó, hầu như ngày nay các thiết bị điện được thiết kế theo điện áp này nên các thiết bị dùng điện tiêu thụ đúng như công suất thiết kế.

Các cấp điện áp thường dùng

Hiện nay, ở Việt Nam có 4 cấp lưới điện chính:

  • Trị số 0.38/0.22 kV: Là điện hạ áp. Đây là lưới điện quan trọng thường dùng trực tiếp để cấp điện cho các thiết bị.

  • Giá trị: 6- 10 – 15 – 22 – 35kV: Là điện áp trung thế

  • Giá trị từ 110v-220V: Là điện cao áp

  • Trị số 110-220V: Là điện áp cao thế

  • Giá trị 500kV: là điện siêu áp cao cấp

Trên thế giới thì điện áp có nhiều mức đa dạng hơn như là 60 - 150 - 330 - 400 - 750kV. Khi điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ nên chi phí cách điện sẽ cao trong khi phí dây dẫn không đáng kể. Cấp lưới điện 100V - 110V thường sẽ an toàn cho người sử dụng hơn nên một vài nước vẫn dùng như Mỹ và Nhật. 

>> Tham khảo: Những lưu ý khi mua vỏ tủ điện mà bạn nên biết

Khoảng cách an toàn điện

Đây là thông tin quan trọng không kém mà bạn cần nắm. Khoảng cách an toàn điện phải được lắp đặt đúng theo các quy định của pháp luật về tính an toàn để hạn chế cũng như giảm thiểu các tai nạn không mong muốn xảy ra. 

Tại điều khoản 1 điều 51 có quy định rất rõ về khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp. Bạn có thể xem qua bảng giá trị tương ứng với từng loại dây dưới đây:

Điện áp

<22kV

35kV

66-110kV

220kV

Loại dây

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Chung

Khoảng an toàn

1.0m

2.0m

1.5m

3.0m

4.0m

6.0m

Trong luật về khoảng cách an toàn giữa điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ đến công trình lưới điện cao áp tại Điều 51 khoản 4 quy định:

Giá trị điện áp

Đến 22kV

35kV

66kV

110kV

500KV

Khoảng an toàn

4.0m

4.0m

6.0m

6m

8m

 

Nên tìm hiểu về điện áp định mức

Tại sao phải cần quan tâm điện áp định mức của tụ điện là gì?

Tụ điện được sử dụng rộng rãi trong tất cả các trang thiết bị điện, điện tử. Nếu để ý bạn sẽ thấy tụ điện có mặt hầu hết trong tivi, tủ lạnh, máy lạnh,... Vậy tại sao bạn cần phải quan tâm đến điện áp định mức của tụ điện là gì? 

Tụ điện là gì?

Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng 1 lớp cách điện. Nói 1 cách dễ hiểu, tụ điện dùng để chứa điện. Do tụ điện được hoạt động dựa trên nguyên lý phóng nạp nên có thể tích trữ điện tích hiệu quả mà không làm tiêu hao năng lượng của dòng điện.

Điện áp định mức của tụ điện là gì?

Điện áp định mức của tụ điện là lượng điện áp tối đa mà tụ điện có thể tiếp xúc và lưu trữ một cách an toàn. Ngoài ra, điện áp định mức của tụ điện cũng được gọi là điện áp làm việc tối đa của tụ điện. 

Tại sao bạn cần phải quan tâm đến điện áp định mức của tụ điện?

Với nhiều ưu điểm, tụ điện được sử dụng rộng rãi không chỉ trong điện dân dụng mà còn cho các nhà máy, xí nghiệp với quy mô lớn,đặc biệt trong công nghệ hóa. Việc biết định mức của tụ điện là gì cũng chính là biết cách sử dụng điện cho các trang thiết bị điện, điện tử một cách hợp lý và lâu bền.

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”

Thông qua bài viết này, Cơ Điện Trần Phú muốn bạn nắm được điện áp định mức là gì? Qua đó, chúng tôi muốn giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn cách sử dụng điện năng hợp lý cho từng trang thiết bị. Để biết thêm các thông tin bổ ích khác, vui lòng xem tại trang Cơ Điện Trần Phú nhé. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội

Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương

Hotline: 0898.41.41.41

Email: contact@tranphu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam

Chia sẻ bài viết :
Download App