Tụ điện là gì? Cách kiểm tra và phân loại tụ điện?

26/04/2021

Tụ điện có tên gọi tiếng anh là Capacitor, ký hiệu chữ “C” là một thiết bị điện tử không thể thiếu trong các mạch lọc, mạch dao động và những loại mạch dẫn truyền tín hiệu xoay chiều. Tụ điện có 2 chân có thể ở dạng phân cực hoặc không phân cực. Tụ phân cực cần cấp đúng điện áp để tụ có thể hoạt động nghĩa là cực dương có hiệu điện thế cao hơn cực âm

Đơn vị của tụ điện là Fara cách quy đổi 

1 Fara: 1F = 10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Picofara

 

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

 

Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường bằng cách lưu trữ các electron, và tính chất phóng nạp của tụ, phóng ra những điện tích này để tạo nên dòng điện. Hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt có khả năng xảy ra khi điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ. Đây chính là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến hiện nay.

Tụ điện có tác dụng gì cho người dùng?

  • Tụ điện có kích thước rất nhỏ, có khả năng lưu trữ điện năng như một chiếc ắc quy nhưng lại có khả năng nạp và xả điện rất nhanh nên sẽ không có hiện tượng làm tiêu hao năng lượng điện
  • Trong các nguồn xoay chiều tụ điện giúp giảm độ gợn sóng của nguồn.
  • Trong các thiết bị điện tử, tụ điện là một linh kiện quan trọng không thể thiếu.
  • Tụ điện giúp truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có sự chênh lệch về điện áp một chiều, cho điện áp xoay chiều đi qua cũng như khả năng ngăn điện áp một chiều lại.
  • Tụ điện có tính năng dẫn điện với điện áp xoay chiều và cũng là tụ lọc đối với điện áp một chiều.

Các loại tụ điện phổ biến trên thị trường

Các loại tụ điện thông dụng:

  • Tụ điện gốm (tụ đất): loại tụ này được bao bọc bằng 1 lớp vỏ ceramic, vỏ ngoài của tụ thường được nhuộm màu hoặc bọc keo.
  • Tụ gốm đa lớp: là loại tụ gốm có nhiều lớp bản cực cách điện bằng gốm, đáp ứng cao tần và điện áp cao hơn loại tụ gốm “thường” khoảng 4 đến 5 lần.
  • Tụ giấy: đây là loại tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng lớp giấy tẩm dầu có cách điện làm dung môi.
  • Tụ mica màng mỏng: được cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hoặc nhựa có cấu tạo màng mỏng  như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene, ổn định nhiệt 150 ppm / C.

Cách kiểm tra tụ điện hiệu quả

Kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng kim

Đồng hồ vạn năng kim xuất hiện từ khá lâu, đảm bảo được các chức năng cơ bản như đo dòng điện, điện áp, đo công suất và thiết bị này còn có thể đo và kiểm tra tụ điện.

Đồng hồ vạn năng kim - cách nhận biết tụ điện bị hỏng đơn giản

Đồng hồ vạn năng kim - cách nhận biết tụ điện bị hỏng đơn giản

 

Bước 1: Khi kiểm tra tụ điện, để đảm bảo an toàn điện và cho độ chính xác cao cần xả hết hoàn toàn điện trong tụ

Bước 2: Dùng đồng hồ vạn năng kim cho chức năng đo, kiểm tra tụ như đồng hồ đo 

Bước 3:Chạm que đo vào 2 cực của tụ điện.

Bước 4:Đọc giá trị và so sánh kết quả. 

Kiểm tra tụ bằng đồng hồ vạn năng điện tử

Đồng hồ vạn năng điện tử là dòng thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi tính năng nhỏ gọn, màn hình LCD dễ dàng đọc kết quả, là một trong những giải pháp an toàn bạn có thể thực hiện.

Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng điện tử.

Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng điện tử.

 

Bước 1: Khi kiểm tra tụ phải đảm bảo xả hết tụ để tránh quá tải.

Bước 2: Chỉnh đồng hồ vạn năng về phạm vi Ohm và đặt thang ở dải đo 1000 Ohm (tức 1K).

Bước 3: Chạm que đo với 2 cực tụ điện, sau đó đổi que đo và tiếp tục thực hiện bắt đầu từ bước 2.

Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình..

Chọn chế độ điện dung ở đồng hồ vạn năng kiểm tra tụ điện

Để thực hiện phương pháp kiểm tra tụ điện này, hãy đảm bảo đồng hồ vạn năng của bạn có tính năng đo điện dung, như đồng hồ vạn năng Tenmars TM-86, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009...

Chọn chế độ điện dung trên đồng hồ số kiểm tra tụ điện sống hoặc chết.

 Chọn chế độ điện dung trên đồng hồ số kiểm tra tụ điện sống hoặc chết.

 

Bước 1: Xả hết tụ và tháo hết tụ điện ra khỏi mạch.

Bước 2: Chọn chế độ điện dung trên đồng hồ vạn năng

Bước 3: Lần lượt chạm que đo vào 2 cực của tụ điện.

Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

Trên đây là những thông tin về linh kiện rất quan trọng trong các mạch điện - tụ điện, hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích và rất thực tế.

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Chia sẻ bài viết :
Download App