Khái niệm, đặc điểm và phân loại Rơle

21/10/2020

Thành phần cấu tạo của rơ le

Rơ le gồm:

- Nam châm điện

- Cần dẫn động 

- Các ngõ vào ra 

- Cuộn dây nam châm điện khi có dòng điện chạy qua, cơ năng làm thay đổi mạch lối từ ngõ từ thường đóng sang thường mở. Có thể lắp lẫy lò xo ở thanh đổi mạch để quá trình đóng ngắt diễn ra dứt khoát.

Hình ảnh cấu tạo rơ le 

Nguyên lý hoạt động của rơle


Nguyên lý hoạt động của rơle

 

Khi có dòng điện chạy qua mạch thứ nhất (1) > Sau đó kích hoạt nam châm điện màu nâu > Rowle sẽ tạo ra từ trường màu xanh > Cuối cùng thu hút tiếp điểm đỏ đồng thời kích hoạt mạch 2.

Khi nguồn điện bị cắt > Tiếp điểm trở về vị trí ban đầu do lò xo kéo > Mạch thứ 2 bị ngắt.

Đây là một ví dụ về rơle “thường mở” (NO): Ở các tiếp điểm trong mạch thứ 2 không kết nối được theo mặc định và chỉ được bật khi dòng điện chạy qua nam châm. Một loại rơle khác là “rowle thường đóng” (NC - mặc định các tiếp điểm được kết nối để dòng điện chạy qua chúng) và chỉ ngắt khi kích hoạt nam châm, đẩy hoặc kéo các tiếp điểm ra xa nhau. Rơle thường mở là loại phổ biến nhất thời điểm hiện tại.


Phân loại rơ le phổ biến trên thị trường

Các loại rơ le phổ biến trên thị trường

Rơ le có vai trò quan trọng và rất phổ biến trên thị trường. Có rất nhiều loại rơ le phổ biến như: 

- Rơle điện áp cao: Có thiết kế đặc biệt, có chức năng chuyển đổi điện áp và dòng điện cao vượt quá khả năng của rơ le thông thường. 

- Relay điện tử và bán dẫn : Không có bộ phận chuyển động, dòng chuyển đổi này hoàn toàn bằng điện tử, vì vậy nhanh hơn, êm hơn, nhỏ hơn, đáng tin cậy hơn và có độ bền cao hơn so với relay điện từ. Nhưng với loại rơle này thì giá thành cao hơn, hiệu quả hơn và không dự đoán được trước kết quả.

Phân theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành:

- Rơle tiếp điểm: loại rơle này tác động lên mạch bằng việc đóng mở các tiếp điểm.

- Rơle không có tiếp điểm hay còn gọi là rơle tĩnh: Loại này có tác dụng bằng việc thay đổi đột ngột tham số cơ cấu chấp hành ở mạch điều khiển như: điện trở, điện cảm, điện dung,...

Phân loại rơ le theo đặc tính tham số 

 - Gồm các loại rơle dòng điện, rơle công suất, rơle tổng trở, rơle điện áp,...

Phân loại theo cách mắc cơ cấu

- Rơle sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ

- Rơle thứ cấp: Mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay biến dòng điện

Ứng dụng của rơ-le

- Dùng để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận trong hệ thống mạch điện, được ứng dụng rộng rãi trong sinh hoạt và các ngành công nghiệp bởi có tính năng tự động hóa

- Rơ le được làm từ phần tử đầu ra và cách ly điện áp giữa các phần chấp hành như: điện xoay chiều, điện áp lớn với phần điều khiển nhằm truyền tín hiệu cho bộ phận ở phía sau.

- Giám sát hoặc ngắt điện cho máy móc công nghiệp để đảm bảo an toàn.

- Với chức năng chính là làm chuyển tiếp mạch điện giúp làm đóng ngắt điện, rơle được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong sinh hoạt, công nghiệp điện tử như: tủ điện công nghiệp, tủ điện âm tường, tủ điều khiển, tủ lạnh. Những thông tin trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về rơle.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0898.41.41.41

Email: contact@tranphu.vn

Website: www.tranphucable.com.vn

Chia sẻ bài viết :
Download App