Điện trở đất và tiêu chuẩn điện trở nối đất trạm biến áp

18/09/2022

Khi thi công các công trình xây dựng, bạn cần nắm rõ các tiêu chuẩn về điện trở đất để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng các thiết bị nối đất. Vậy tiêu chuẩn điện trở nối đất trạm biến áp là gì? Thông qua bài viết sau, cơ điện Trần Phú sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về chủ đề này.

Điện trở đất là gì?

Điện trở đất còn được gọi là điện trở tiếp địa, điện trở chống sét. Đây là thông số vô cùng quan trọng dùng để đo trạng thái nối đất, là điện trở của dòng điện đi từ thiết bị nối đất vào đất rồi truyền sang vật nối khác hoặc lan truyền ra xa. Nó được tính theo dạng lập phương với kích thước chính là bằng thể tích 1m3.

Sơ đồ điện trở nối đất trạm biến áp

Tiêu chuẩn Việt Nam về điện trở nối đất

Tiêu chuẩn điện trở nối đất được quy định trong TCVN 4756:1898 về quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. Vậy điện trở nối đất bảo vệ thiết bị không được quá bao nhiêu ôm? Dưới đây là một số quy định trong TCVN 4756:1898 về nối đất các thiết bị điện:

  • Các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính nổi cần phải nối đất.

  • Khi thực hiện nối đất cho các thiết bị có điện áp lớn hơn 1000V cần đáp ứng yêu cầu trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm.

  • Đối với điện trở nối đất tự nhiên, điện trở nối đất bảo vệ thiết bị không được vượt quá 0.5, còn đối với điện trở nối đất nhân tạo thì không vượt quá 1.

  • Trang bị nối đất cần đáp ứng yêu cầu trị số điện áp chạm không được vượt quá mức giá trị quy định khi có dòng ngắt mạch chạy qua.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thì điện trở nối đất càng nhỏ càng tốt. Các thiết bị điện khác nhau thì yêu cầu số điện trở đất khác nhau. Trong mạng lưới hệ thống nối đất trực tiếp điểm trung tính dưới 1000V, điện trở nối đất cần nhỏ hơn hoặc bằng 4 ôm và điện trở nối đất lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 10 ôm. Còn trong mạng lưới hệ thống không có điểm trung tính có điện áp dưới 1000V, điện trở nối đất thường là 4 ôm.

Yêu cầu và tiêu chuẩn điện trở nối đất trạm biến áp

Ngoài việc tìm hiểu điện trở nối đất của các thiết bị điện nói chung thì bạn cũng cần phải nắm rõ những yêu cầu liên quan đến điện trở nối đất trạm biến áp. Điều này đảm bảo cho hệ thống điện được lắp đặt theo đúng quy chuẩn và sự an toàn trong quá trình sử dụng, cụ thể như sau:

  • Khi nối đất với các dòng điện xoay chiều, điện trở đất không được vượt quá 4 ôm.

  • Đối với điện trở chống sét, điện trở nối đất không được quá 10 ôm.

  • Điện trở nối đất của hệ thống nối đất cần tuân theo quy định: R 2000/ I  khi tôi > 4000A, R 0.5.

  • Với hệ thống sử dụng thiết bị điện dưới 1000V, giá trị điện trở cần phải tuân theo R 125/ I.

3 phương pháp đo điện trở nối đất phổ biến

Khi thi công các công trình xây dựng, đo điện trở nối đất là quy trình không thể bỏ qua. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho các thiết bị chống sét khi được nối với nguồn điện. Hiện nay, có nhiều phương pháp đo điện trở đất khác nhau, dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Hình ảnh thực tế

Phương pháp đo điện trở rơi 3 cực

Phương pháp điện áp rơi 3 cực được đánh giá là một trong những cách đo điện trở nối đất an toàn và hiệu quả. Phương pháp này dựa trên nguyên lý đo điện trở đất theo việc cung cấp một dòng điện vào trong hệ thống mạch điện gồm đồng hồ đo điện, cọc nối đất và điện cực dòng.

Khi tiến hành đo, bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa các điện cực xa nhất có thể. Các điện cực dòng thường được đặt cách nhau tối thiểu 10 lần so với chiều dài cọc nối đất, khoảng 40m. Còn điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa của cọc nối đất và điện cực dòng. Trong khu vực này, bạn cần đảm bảo có điện thế bằng 0. 

>> Tham khảo: Tiêu chuẩn điện trở nối đất chống sét và phương pháp đo điện trở đất

Phương phương đo điện trở 4 cọc

Phương pháp này được áp dụng cho hệ thống nối đất liên hợp, riêng lẻ kết nối ngầm với nhau. Cách bố trí điện áp cực, điện áp dòng ở cách đo này thì tương tự như phương pháp đo 3 cực. Tuy nhiên ở phương pháp này, dòng điện được đo bằng kìm cố định trên cọc nối đất. 

Vì vậy, bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện để đo điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất. Ngoài ra, trước khi tiến hành đo điện trở, bạn cần phải cô lập các hệ thống nối đất riêng lẻ bằng cách sử dụng kìm đo.

Phương pháp đo điện trở 2 kìm

Đây là phương pháp áp dụng cho hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Phương pháp này sử dụng 2 ampe kìm và máy đo để thực hiện đo với nguyên tắc đặt 2 kìm vòng quanh dây tiếp đất, đo và nối mỗi kìm với dụng cụ đo. Trong đó, một kìm sẽ được đưa vào mạch vòng tiếp đất có tín hiệu cho trước thường là 32V/ 1367 Hz. Còn một kìm sẽ đo dòng điện chạy trong mạch vòng.

Bài viết trên đây một số thông tin về điện trở đất và tiêu chuẩn điện trở nối đất trạm biến áp. Mong rằng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về chủ đề này. Nếu bạn còn thắc mắc về chủ đề này hay có nhu cầu mua các loại dây cáp điện thì hãy liên hệ ngay với cơ điện Trần Phú qua số điện thoại 0898.41.41.41.

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Chia sẻ bài viết :
Download App