Cọc tiếp địa là gì? Những điều cần biết về cọc tiếp địa

10/12/2022

Có thể nhiều người từng nghe qua nhưng không biết được vai trò cũng như mục đích sử dụng cọc tiếp địa trong hệ thống chống sét để làm gì. Vậy trong bài viết cọc tiếp địa là gì dưới đây, chúng tôi sẽ bạn giúp giải đáp câu hỏi này. 

Cọc tiếp địa là gì? 

Cọc tiếp địa là một loại vật tư quan trọng trong hệ thống chống sét. Trong quá trình chống sét, sản phẩm này được sử dụng với mục đích chuyển hóa toàn bộ lượng điện năng dư thừa truyền xuống môi trường đất xung quanh. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị và công trình khi có hiện tượng sấm sét xảy ra. 

Cọc tiếp địa được hiểu là một thanh kim loại có 1 đầu nhọn để khi cắm xuống đất được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, loại cọc này được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, không để xảy ra bất kỳ sai sót nào. Nếu có sự cố xảy ra, hệ thống chống sét sẽ bị phản tác dụng, lúc này nguồn điện từ tia sét không được triệt tiêu hết xuống đất gây nguy hiểm cho người và công trình xung quanh. 

Cọc tiếp địa vô cùng quan trọng trong việc chống sét

Vai trò của cọc tiếp địa 

Vai trò lớn nhất của cọc tiếp địa chính là làm phân tán nguồn điện từ những tia sét và triệt tiêu nguồn năng lượng này xuống đất. Từ đó giúp bảo vệ an toàn cho thiết bị, người và công trình ở khu vực xung quanh hệ thống chống sét. 

Phân loại cọc tiếp địa 

Trên thị trường hiện nay, cọc tiếp địa đang được sản xuất với nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau. Thiết bị này được phân loại bằng 3 cách là theo chất liệu, theo xuất xứ và theo hình dạng. Trong mỗi cách sẽ gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, cụ thể như sau: 

Phân loại theo chất liệu 

Theo vật liệu sản xuất, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại, đó là cọc tiếp địa thép mạ kẽm, cọc tiếp địa thép mạ đồng và cọc tiếp địa đồng đặc nguyên chất. Đặc điểm của từng loại cọc được thể hiện như sau:

  • Cọc tiếp địa làm bằng thép mạ kẽm: Đây là loại cọc được làm từ chất liệu thép cao cấp, sau đó nhúng qua kem nóng để mạ bên ngoài một lớp sáng bóng. Điều này giúp thiết bị hoạt động được tốt hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. 

  • Cọc tiếp địa làm bằng thép mạ đồng: Thiết bị này sẽ có lõi bằng thép và bọc bên ngoài 1 lớp đồng. Điều này giúp khả năng truyền dẫn năng lượng điện từ tia sét xuống mặt đất được tốt hơn. 

  • Cọc tiếp địa được làm từ đồng đặc nguyên chất: Đây là loại cọc được làm từ đồng 95 hoặc 99% và đang là sản phẩm chống sét tốt nhất trên thị trường hiện nay. 

Phân loại theo xuất xứ

Ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng 2 loại cọc tiếp địa là cọc có xuất xứ nội địa và cọc có xuất xứ Ấn Độ. Chi tiết từng loại sản phẩm như sau:

  • Cọc tiếp địa có xuất xứ nội địa: Đây là loại cọc có tỷ lệ sử dụng cao hơn vì sản phẩm có sự đa dạng về giá cả, mẫu mã và chất lượng của sản xuất đạt chuẩn, đã trải qua kiểm định nghiêm ngặt. 

  • Cọc tiếp địa có xuất xứ từ Ấn Độ: Đây là loại cọc được nhập khẩu từ Ấn Độ và có chất lượng ở mức trung bình. Thiết bị này chủ yếu được ứng dụng cho các công trình vừa và nhỏ. 

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây chuẩn nhất

Phân loại theo hình dạng 

Theo hình dạng thì cọc tiếp địa được chia làm 2 loại là cọc tiếp địa thanh chữ V và cọc tiếp địa thanh tròn đặc, cụ thể từng loại như sau:

  • Cọc tiếp địa hình chữ V là loại cọc có diện tích tiếp đất lớn và được sử dụng nhiều trong hệ thống chống sét của các công trình lớn. 

  • Cọc tiếp địa thanh tròn đặc là loại cọc có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng cho việc di chuyển và thi công. Thiết bị này được ứng dụng chủ yếu cho các công trình dân dụng. 

Cọc tiếp địa thanh tròn

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cọc tiếp địa 

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012. Cụ thể của tiêu chuẩn này như sau: 

  • Cọc tiếp địa dạng ống kim loại phải có chiều dày tối thiểu là 2.45mm, đường kính tối thiểu 19mm. 

  • Đảm bảo điện trở đất không quá 10 Ohm, giá trị này sẽ thay đổi tùy thuộc vào khu vực lắp đặt. 

  • Cọc tiếp địa thanh kim loại tròn có đường kính tối thiểu 16mm và có điện cực thấp. 

  • Với điện cực đất dạng cọc nhọn thì không sử dụng vật liệu làm từ thanh cốt thép hoặc thanh thép gai. 

Các quy định cần biết khi thi công cọc tiếp địa 

Các quy định khi thi công cọc tiếp đất được quy định tại phần 5, TCVN 9358:2012, cụ thể như sau:

  • Cọc được đóng sâu đến mức quy định, đất phải được liền thổ và chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của điện cực đất. 

  • Từ 0.5m - 1.2m là độ sâu được quy định khi lắp điện cực đất dạng thanh và dạng ống kim loại. 

  • Chiều dài của cọc sẽ được sản xuất theo bản thiết kế, tuy nhiên độ dài tiêu chuẩn nên ở khoảng 2.5m - 3m. 

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”

Thông qua bài viết trên đây, Cơ điện Trần Phú đã cung cấp cho bạn các những thông tin quan trọng về cọc tiếp địa là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác, hãy theo dõi trang web của Trần Phú nhé. Còn để mua được những thiết bị điện chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau: 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội

Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương

Hotline: 0898.41.41.41

Email: contact@tranphu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam

Chia sẻ bài viết :
Download App