Tìm hiểu tụ điện là gì và những ưu điểm của tụ điện

03/08/2022

Tụ điện là linh kiện điện tử được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tụ điện là gì, có những loại nào, tụ điện có ưu điểm gì không. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thiết bị này và biết cách sử dụng sao cho phù hợp nhất.

1. Tụ điện là gì?

Tụ điện là gì? Trong tiếng Anh, tụ điện được gọi là Capacitor, đây là một loại linh kiện điện tử thụ động không thể thiếu ở hầu hết các mạch điện. Tụ điện được cấu tạo nên bởi hai bản cực đặt song song và ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi. Tính chất đặc trưng của tụ điện là cách điện 1 chiều nhưng lại cho phép dòng điện xoay chiều đi qua, đây là nguyên lý phóng nạp của tụ điện.

 

Tụ điện là linh kiện điện tử được sử dụng phổ biến

 

  • Trong vật lý, kí hiệu của tụ điện là C. 
  • Dây dẫn điện của tụ điện có thể được làm bằng giấy bạc hoặc màng mỏng…
  • Điện môi: Điện môi là các chất không dẫn điện, được sử dụng nhằm mục đích tăng khả năng tích trữ điện của tụ điện. Một số điện môi phổ biến trong tụ điện có thể kể đến như: thủy tinh, gốm, mica, giấy, giấy tẩm hóa chất, màng nhựa, không khí… Lớp điện môi là gì thì tụ điện sẽ có tên gọi tương ứng.
  • Tụ điện có nhiều loại khác nhau như: tụ hóa, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ xoay, tụ Lithium ion, mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng biệt.

2. Nguyên lý hoạt động của tụ điện là gì?

Để hiểu rõ hơn tụ điện là gì, bạn cần nắm được nguyên lý hoạt động của chúng ra sao. Về cơ bản thì tụ điện hoạt động dựa theo hai nguyên lý chính là nguyên lý phóng nạp và nguyên lý nạp xả, đặc điểm cụ thể của mỗi nguyên lý như sau.

 

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện

 

  • Nguyên lý phóng nạp: Đây là khả năng tích trữ năng lượng điện tương tự như một chiếc ắc quy nhỏ, năng lượng được tích trữ là năng lượng điện trường. Tụ điện lưu trữ các electron và phóng ra điện tích để tạo thành dòng điện. Điểm khác biệt giữa tụ điện là ắc quy là tụ điện không có khả năng sinh ra điện tích electron.
  • Nguyên lý nạp xả: Đây là nguyên lý đặc trưng và cơ bản của tụ điện, nhờ vậy mà tụ điện có khả năng cho phép dòng điện xoay chiều đi qua. Trong trường hợp điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian, lúc này nếu ta cắm nạp hoặc xả tụ dòng điện sẽ tăng vọt và dẫn đến nguy cơ nổ có tia lửa điện.

3. Tụ điện có ưu điểm gì?

Có thể nói rằng, tụ điện là một linh kiện điện tử quan trọng trong các mạch điện, chúng sở hữu nhiều ưu điểm hay công dụng nổi bật dưới đây:

  • Khả năng lưu trữ điện: Đây là công dụng chính và dễ thấy nhất của tụ điện. Tụ điện có khả năng lưu trữ năng lượng điện và điện tích. Khả năng lưu trữ của tụ điện gần tương tự như ắc quy nhưng lại có ưu điểm ở chỗ là không làm hao hụt năng lượng điện.

​​Tụ điện được dùng để lưu trữ điện năng

 

  • Cho phép dòng điện xoay chiều đi qua: Công dụng này giúp cho tụ điện có công dụng dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt, khi tần số của dòng điện xoay chiều (điện dung) càng lớn thì dung kháng càng nhỏ, khả năng điện áp lưu thông qua tụ điện càng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do có khả năng ngăn điện áp 1 chiều nhưng lại cho phép dòng điện xoay chiều đi qua nên tụ điện có khả năng truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có sự chênh lệch về điện thế.
  • Tụ điện còn có công dụng lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng cách loại bỏ pha âm.

4. Ứng dụng của tụ điện trong đời sống

Trong đời sống, tụ điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là những ứng dụng dưới đây:

  • Sử dụng trong kỹ thuật điện và điện tử
  • Sử dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi nhờ khả năng lưu trữ năng lượng cho bộ khuếch đại.
  • Dùng để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử.
  • Trong quân sự, tụ điện được ứng dụng trong các thí nghiệm vật lý, vũ khí hạt nhân, radar, máy phát điện…
  • Trong đời sống, tụ điện được sử dụng để cung cấp năng lượng và tích trữ năng lượng.
  • Xử lý tín hiệu, khởi động động cơ, mạch điều chỉnh…

Trên đây là những thông tin về tụ điện là gì cùng những ưu điểm, ứng dụng của tụ điện trong thực tế. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới để có thể sử dụng tụ điện một cách hiệu quả, hợp lý nhất.

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Chia sẻ bài viết :
Download App