Nguyên nhân gây cháy do điện và biện pháp phòng ngừa

09/09/2018

Sự cố về điện luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các nguyên nhân gây cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân. Theo cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. Hà Nội, tính tới tháng 8/2018, trong 7 tháng vừa qua, trên địa bàn thành phố đã có 282 vụ cháy xuất phát từ sự cố về điện, chiếm hơn 55% tổng số vụ cháy. Ngoài sự cố điện gây cháy, chỉ tính riêng trong tháng 7, trên địa bàn thành phố còn có 59 vụ chập điện trên cột. 

Nguyên nhân quá tải điện gây cháy dây điện nguy hiểm

Những sự cố điện nào có thể gây cháy? Có rất nhiều sự cố nhưng phần lớn do:


1. Cháy dây điện do việc sử dụng quá tải:

Dòng điện các phụ tải tiêu thụ điện quá lớn so với dòng điện định mức của dây dẫn từ các thiết bị đóng cắt hoặc nguồn cấp. Đây là nguyên nhân gây chập điện, cháy điện thường gặp nhiều nhất trong sinh hoạt hằng ngày. 


2. Cháy do chập mạch:

Sự cố chập mạch là hiện tượng các pha bị chập vào nhau, hoặc có thể dây pha chạm đất gây nên điện trở dây dẫn giảm. Cường độ dòng điện tăng lớn đột ngột dẫn tới cháy cách điện dây dẫn, phát sinh tia lửa điện – là nguyên nhân gây chập điện và cháy thiết bị điện..

Một số nguyên nhân gây chập mạch:

–  Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.

–  Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.

–  Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định.

–  Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ


3. Cháy dây điện do mối nối dây không tốt: 

Khi mối nối dây dẫn điện không tốt sẽ dẫn đến điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ lên và gây cháy dây dẫn cùng với các vật cháy sát bên. Khi mối nối dây dẫn lỏng hoặc hở sẽ có xuất hiện tia lửa điện, được phóng qua không khí (móc nối dây dẫn điện, đóng hoặc mở cầu dao, công tắc điện).

Nguyên nhân dẫn đến việc cháy dây điện


4. Sự cố cháy dây điện do sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện: 

Trong thời gian sử dụng thiết bị tiêu thụ điện, mọi hoạt động của thiết bị đều toả nhiệt. Nhiệt toả ra xung quanh thiết bị điện phụ thuộc vào tính chất môi trường, công suất và thời gian tiêu thụ điện. Nếu ta không kiểm soát hoàn toàn thì nguồn nhiệt này cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến cháy dây điện.


5. Tự ý lắp đặt thêm các thiết bị, đồ dùng điện có công suất tiêu thụ lớn

Việc tự tay lắp đặt các thiết bị hoặc thiết bị điện công suất tiêu thụ lớn như máy điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, bếp điện, siêu điện…mà chúng ta không nhớ rằng các thiết bị này trước khi lắp đặt mạng điện chưa được tính toán đong đếm đến; do đó dẫn đến tăng công suất tiêu thụ điện gây nên quá tải, chập mạch và cháy dây điện.


6. Không kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị điện

Những thiết bị điện không được kiểm tra và chăm sóc thường xuyên như quạt điện sẽ dẫn đến cản chiều quay. Điện năng của thiết bị điện không biến thành cơ năng được mà biến thành nhiệt năng. Trong khi đó bụi thấm dầu nhớt ở bên trong thiết bị và lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài là nguyên nhân dẫn đến việc cháy nổ của thiết bị ở nhiệt độ cao.

Biện pháp phòng ngừa cháy dây điện:

–  Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.

–  Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

–  Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.

–  Phải sử dụng cầu dao điện, áp tô mát, cầu chì điện, rơ le… làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ.

–  Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m.

–  Không sử dụng dây thép, đinh… để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.

–  Các dây nối vào phích cắm, máy móc phải chắc, gọn, điện nối vào mạch ở 2 dầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.

–  Vặn chặt các mối nối dây dẫn

–  Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn

–  Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn

–  Không để ghỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện

–  Không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.

–  Không dùng vật liệu cháy được để che chắn nơi có nguồn nhiệt.

–  Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.

Hi vọng những thông tin sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình sử dụng điện năng mỗi ngày, hạn chế những nguyên nhân gây cháy, đảm bảo an toàn cho tính mạng cũng như tài sản.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
 
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
 
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU

 

Chia sẻ bài viết :
Download App